Cách chữa đậu cho gà chọi an toàn, hiệu quả

Cách chữa đậu cho gà chọi an toàn, hiệu quả

Cách chữa đậu cho gà chọi an toàn, hiệu quả. Thời tiết hanh khô sắp tới sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn đậu gà phát triển. Nguyên nhân và cách chữa đậu gà cho gà chọi như thế nào an toàn, hiệu quả nhất?. Mời anh em cùng dagathomo tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cách chữa đậu cho gà chọi
Cách chữa đậu cho gà chọi

Nguyên nhân gây ra bệnh đậu gà?

Bệnh đậu gà là một bệnh truyền nhiễm mạnh ở gia cầm. Nó gây ra bởi một loại vi rút có tên là Avipoxvirus hay còn được gọi nôm na là vi rút đậu gà. Loại vi rút này tồn tại được rất lâu trong môi trường kể cả điều kiện khắc nghiệt. Hanh khô, ẩm ướt, dưới ánh nắng trực tiếp thậm chí trời mưa rét, vi rút này đều có thể phát triển.

Đậu gà có thể lây nhiễm qua vi rút từ côn trùng trung gian. Vi rút đậu gà có thể tổn tại trong cơ thể muối đến 56 ngày. Chính bởi vậy mà muỗi có thể là côn trùng trung gian truyền bệnh qua các vết cắn, vết thương hở ngoài da.

Nếu gà khỏe mạnh có vết xước tiếp xúc trực tiếp với gà bị bệnh đậu thì nguy cơ bị bệnh cũng rất cao.

Mặc dù bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu diễn ra vào mùa đông xuân. Khi thời tiết hanh khô, gà thiếu vitamin A rất dễ nhiễm bệnh.

Biểu hiện, triệu chứng của bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà có thể nhận biết bằng cách nhìn tổng quan dấu hiệu ngoài da. Bệnh phổ biến ở giai đoạn gà từ 25 – 50  ngày tuổi. Bệnh đậu gà thường có thời gian ủ bệnh từ 4 – 10 ngày. Bệnh đậu ở gà có triệu chứng chung là:

  • Gà gầy yếu, tụt cân
  • Gà bị nổi mụn đậu màu xanh trên da
  • Miệng, niêm mạc, dây thanh quản bị viêm. Vết viêm này phồng rộp tạo thành lớp màng dính chặt vào niêm mạc.
  • Phổi bị tích nước, tụ máu
  • Khí quản chứa dịch nhầy

Các dạng bệnh thường gặp của đậu gà

Bệnh ngoài da: Đậu sẽ mọc ở những vùng không có lông như đầu, mào, mép, mũi. Các mụn này ban đầu sẽ là các nốt mẩn nhỏ màu trắng. Sau to dần như hạt đậu có màu nâu xám hoặc đỏ xám, da sần sùi. Khi nốt đậu mềm vỡ ra sẽ có mủ bên trong. Mụn đậu khô đầu sẽ đóng vẩy màu nâu sẫm. Lớp vẩy này nếu bong ra sẽ để lại sẹo. Gà khi bị đậu nhẹ vẫn có thể ăn uống như bình thường.

Bệnh niêm mạc: Đậu gà mọc ở trong niêm mạc là khi bệnh tình đã chuyển biến nặng hơn. Đậu gà sẽ xuất hiện trong niêm mạc, hầu, họng, khóe miệng, thanh quản. Lớp màng giả màu trắng hoặc vàng sẽ phủ trên các nốt loét đỏ ở tầng viêm mạc. Ở thể niêm mạc, gà sẽ khó ăn uống, đôi khi còn xuất hiện tình trạng khó thở, miệng chảy chất nhờn và mủ.

Dạng hỗn hợp:

Gà chọi nếu bị đậu kết hợp ở cả 2 dạng ngoài da và niêm mạc sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn. Nó khiến gà có tỉ lệ tử vong cao hơn, nhất là với gà con. Gà có thể bị nhiễm trùng máu nhưng không có bệnh tích ở da. Biểu hiện rõ nhất ở dạng này là gà bị sốt cao, bỏ ăn liên tục và viêu chảy. Gà có thể bị giảm cân rất nhanh do mất nước.

Hướng dẫn cách chữa đậu cho gà chọi hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa đậu cho gà chọi hiệu quả
Hướng dẫn cách chữa đậu cho gà chọi hiệu quả

Bệnh đậu gà hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, chữa dứt điểm. Chính bởi vậy mà khi thấy triệu chứng của bệnh, anh em phải xử lý ngay, tránh để lây lan.

Với dạng bệnh ngoài da, anh em sử dụng thuốc sát khuẩn để làm khô những nốt mụn đậu. Sau đó dùng thuốc xanh methylen hoặc glycerin 10%, CUSO4 5% để bôi lên vết mụn. Sử dụng bôi liên tục từ 3- 4 ngày, vết mụn khô sẽ bong tróc ra nhanh chóng.

Nếu mụn đậu to thì anh em gọt cắt bớt sau đó bôi thuốc cho gà. Anh em thấy gà có triệu chứng đau mắt thì hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt nhỏ cho gà. Kết hợp dùng thêm thuốc kháng sinh chống bội nhiếm như Amoxycol hoặc Ampicol pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn cho gà dùng liên tục 3 – 5 ngày.

Anh em cũng có thể dùng lá lốt giã nhuyễn lấy nước cho gà uống. Còn bã đắp vào vết mụn đậu, làm liên tục từ 3 – 5 ngày.

Hướng dẫn biện pháp phòng bệnh đậu cho gà chọi

Để phòng đậu gà ở gà chọi, anh em cần tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống sau:

  • Tiêm chủng vacxin phòng bệnh đậu gà ở giai đoạn gà từ 7 – 21 ngày tuổi và 122 ngày tuổi.
  • Bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn để giúp gà tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt nên bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin cho gà vào thời điểm giao mùa.
  • Bệnh đậu gà dễ dàng phát triển trong môi trường khắc nghiệt. Chính bởi vậy, để tiêu diệt mầm bệnh, anh em cần kết hợp khử trùng và vệ sinh chuồng trại định kì. Ngoài ra cần vệ sinh dụng cụ chứa đồ ăn, nước uống cho gà sạch sẽ.
  • Anh em cần kết hợp tiêu diệt ruồi, muỗi và côn trùng nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh từ vật trung gian.

Lời kết: Với những thông tin trên, anh em đã biết cách phòng và cách chữa đậu gà cho gà chọi an toàn chưa. Hi vọng anh em sẽ áp dụng thành công trên chiến kê của mình. Tham khảo thêm các cách nuôi gà đá để có nhiều kinh nghiệm nuôi gà tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *