Gà bị khô chân teo lườn chữa trị ra sao?

Gà bị khô chân teo lườn chữa trị ra sao?

Gà bị khô chân teo lườn chữa trị ra sao?. Bệnh khô chân teo lườn chắc chẳng còn xa lạ với nhiều người chăn nuôi nữa đúng không. Gà bị khô chân teo lườn sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế, do vậy mà bệnh được nhiều người quan tâm. Vậy, trong bài viết này dagathomo mời xanh em tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này ở gà nhé.

Gà bị khô chân teo lườn chữa trị ra sao?
Gà bị khô chân teo lườn chữa trị ra sao?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô chân teo lườn ở gà

Gà bị khô chân teo lườn có nhiều nguyên nhân. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khô chân teo lườn ở gà.

  • Do gà thiếu nước: Việc gà bị thiếu nước có thể làm chân gà bị khô chân. Khi gà thiếu nước không chỉ bộ phận chân mà còn khiến nhiều bộ phận khác bị ảnh hưởng. Gà dù ở tuổi nào (trưởng thành hay đang trong giai đoạn úm) cũng rất dễ mắc bệnh.
  • Do gà bị thiếu chất: Việc thiếu chất dinh dưỡng cũng gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất của gà. Điều đó dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa chức năng của hệ tiêu hóa. Gà đang trong tuổi úm dễ bị khô chân do thiếu chất. Bởi thức ăn trong giai đoạn này thường không đảm bảo đủ chất.
  • Do gà bị bệnh lý: Gà mắc bệnh Newcastle hay tụ huyết trùng cũng dẫn đến tình trạng gà bị khô chân teo lườn. Những bệnh lý này thường có nguy cơ lây lan rất cao. Nếu thấy gà có biểu hiện ủ rũ, kém vận động đi kèm hiện tượng khô chân thì anh em nên lưu ý. Gà rất có thể đã mắc Newcastle. Còn với trường hợp gà mắc tụ huyết trùng, gà có kèm sốt cao, đi ngoài phân xanh trắng. Nếu gà mắc bệnh lý mà không được phát hiện và xử lý kịp thời thì tỉ lệ tử vong của gà rất cao.

Biểu hiện triệu chứng của bệnh gà bị khô chân teo lườn

Ngay từ cái tên của nó đã nói lên biểu hiện dễ thấy của gà. Anh em cần theo dõi và nắm bắt triệu chứng của bệnh để phân loại và xử lý bệnh hiệu quả nhất. Việc sát sao với đàn gia cầm sẽ giúp tránh việc lây lan hiệu quả. Một số biểu hiện chung mà anh em có thể tham khảo như.

Chân gà bị khô, gầy, teo dần

Biểu hiện đầu tiên dễ dàng thấy nhất chính là hiện tượng phần chân gà cảm giác khô, như mất nước và có dấu hiệu teo dần. Nó không còn cảm giác mập mạp, chắc chắn như thông thường. Do vậy mà gà ít di chuyển hoặc không di chuyển, chỉ nằm và đứng một chỗ.

Gà có dấu hiệu teo lườn

Đi kèm với dấu hiệu khô chân, gà còn bị teo lườn. Do cấu trúc của gà đối xứng nên khi cơ chân không hoạt động khiến gà bị mất cân bằng cơ thể. Phần cơ bị teo này rất dễ nhận biết vì anh em sẽ thấy nó nhỏ đi, teo đi rõ rệt.

Cánh gà bị xệ xuống

Do đi lại bị hạn chế nên phần cánh giúp gà giữ thăng bằng sẽ xệ xuống. Về lâu dài, phần cánh này không thể khép lại được vào trong thân mà chỉ giữ nguyên như thế.

Gà ủ rũ, xù lông

Gà mắc bệnh dễ rối loạn chuyển hóa chất, thiếu nước khiến lông gà bị xù, gà ủ rũ chán ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ thấy gà ủ rũ, xù lông, chán ăn mà không đi kèm với các biểu hiện trên thì cũng có thể gà mắc nhiều bệnh khác. Vì đây cũng là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác chứ không chỉ mỗi bệnh khô chân, teo lườn ở gà.

Ngoài các biểu hiện này, gà còn có dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Gà sẽ dễ đi ỉa phân có lẫn nước.

Bệnh khô chân teo lườn ở gà có chữa được không?

Gà bị khô chân teo lườn nếu chỉ đơn thuần do quá trình mất nước trong sinh hoạt thì cực kì dễ điều trị. Trường hợp gà mắc bệnh đi kèm các bệnh lý thì cần nhiều thời gian hơn để chữa trị. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì tỉ lệ lây lan ra đàn lớn là rất cao. Bên cạnh đó, tỉ lệ tử vong nếu gà mắc bệnh lý cũng cao hơn. Đặc biệt là bệnh Newcastle ở gà.

Hướng dẫn chữa khô chân teo lườn ở gà hiệu quả

Hướng dẫn chữa khô chân teo lườn ở gà hiệu quả
Hướng dẫn chữa khô chân teo lườn ở gà hiệu quả

Đối với gà con đang trong giai đoạn úm

  • Đầu tiên phải cách ly gà bị khô chân để theo dõi, tránh lây lan
  • Điều chỉnh nhiệt độ của phòng úm, tránh nhiệt độ quá nóng
  • Giảm, phân tán mật độ úm gà, không nên úm quá nhiều 1 chuồng. Mật độ gà con trong chuồng úm khoảng 50 con/m²
  • Pha các loại thuốc úm vào nước cho gà uống cả ngày
  • Bổ sung đa dạng các loại thức ăn cho gà con

Đối với gà xệ cánh

Sử dụng cho gà thuốc kháng sinh đặc hiệu như Phamarox hoặc Ampicol. Anh em cho gà uống từ 5 – 7 ngày với liều lượng in trên bao bì sản phẩm. Thuốc này để ngừa virus lây lan khiến gà mắc bệnh lý. Cùng với đó là bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, nước điện giải, tăng cường rau xanh cho gà. Việc này vừa đảm bảo gà đủ nước, đủ chất để nuôi dưỡng cơ thể gà khỏe mạnh.

Đối với trường hợp gà bị khô chân do mắc kèm bệnh lý

Nếu gà có dấu hiệu mắc Newcastle thì hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, với mức độ lây lan nhanh, để bệnh diễn biến không quá phức tạp, anh em cần cách ly và tiêu hủy gà bị bệnh.

Nếu gà có dấu hiệu mắc bệnh tụ huyết trùng thì anh em sử dụng Streptomycin tiêm vào bắp đùi cho gà từ 3 – 5 ngày liên tục. Liều lượng tiêm thế nào tùy thuộc vào độ tuổi cũng như trọng lượng của gà. Anh em nên xem chi tiết trên bao bì sản phẩm. Bên cạnh đó cần kết hợp bổ sung chế độ ăn uống cũng như luyện tập cho gà.

Lời kết: Để gà hạn chế được tình trạng khô chân teo lườn, anh em cần có biện pháp triệt để. Tiêm vắc xin phòng bệnh là điều nên làm. Ngoài ra, cần đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ, tuân thủ cách ly với các cá thể bệnh. Và đặc biệt, chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo mật độ chuồng nuôi thông thoáng. Hi vọng anh em đã biết cách chữa trị gà bị khô chân teo lườn hiệu quả.

Anh em có thể tham khảo thêm các bài viết về phương pháp nuôi và chữa bệnh cho gà tại mục cách nuôi gà đá của ThomoDaga.Net.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *