Gà bị rù là bệnh gì? Phòng và cách chữa trị bệnh như thế nào?

Gà bị rù là bệnh gì? Phòng và cách chữa trị bệnh như thế nào?

Gà bị rù là bệnh gì? Phòng và cách chữa trị bệnh như thế nào?. Bệnh gà rù, nghe thì rất quen đúng không? Nhưng anh em đã biết chính xác biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng và chữa trị gà bị rù triệt để như thế nào chưa, anh em đừng bỏ qua bài viết này của Dagathomo Net nhé.

Gà bị rù là bệnh gì? Phòng và cách chữa trị bệnh như thế nào?
Gà bị rù là bệnh gì? Phòng và cách chữa trị bệnh như thế nào?

Bệnh gà rù ở gà là bệnh gì?

Bệnh gà rù còn có tên khoa học là Newcastle. Đây là bệnh rất phổ biến trên đàn gia cầm ở nước ta, có tỉ lệ lây lan với tỉ lệ gà tử vong rất cao. Bệnh xảy ra trên gà ở tất cả mọi lứa tuổi và tập trung nhiều nhất vào mùa đông xuân. Chính vì có tỉ lệ lây lan cũng như tử vong cao mà nhất định anh em phải nắm được và nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức vững vàng khi gà bị rù là điều quan trọng.

Gà bị rù do virus Paramyxo gây ra. Virus này là một ARN virus chứa mầm bệnh khiến tổn thương liên quan đến não, phổi, các cơ quan nội tạng và các dịch đường hô hấp.

Biểu hiện của bệnh gà rù

Bệnh gà rù là bệnh rất nguy hiểm và phức tạp. Nó xảy ra ở nhiều thể bệnh như thể Doyle liên quan đến đường ruột, thể Beach liên quan đến hô hấp, thể Baudette. Biểu hiện của bệnh gà rù có các triệu chứng chung như:

  • Gà chán ăn, bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi
  • Gà bị cổ rụt, rã cánh, mào thâm, mắt nhắm
  • Gà tiêu chảy phân xanh hoặc phân trắng
  • Gà thở khò khè nhiều về đêm, đôi khi kèm theo tiếng tóc tóc
  • Gà bị chảy nước mũi, nước mắt
  • Gà diều cứng, chướng diều, ăn không tiêu và nhiều hơi khí
  • Gà bị rù sẽ khiến gà gầy, sa sút và chết nhanh

Bệnh tích của bệnh gà rù như thế nào

Gà bị rù sẽ có 2 dạng bệnh tích ở thể quá cấp tính và cấp tính. Với thể quá cấp tính, biểu hiện bệnh tích của gà rù không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu ở thể cấp tính, bệnh tình sẽ diễn biến rất phức tạp.

  • Gà có biểu hiện hoại tử, niêm mạc ruột non có biểu hiện xuất huyết
  • Ở đường tiêu hóa, niêm mạc dạ dày bị xuất huyết, dạ dày dưới lớp sừng keratin cũng bị xuất huyết
  • Não gà bị viêm nặng, có chứa nhiều dịch
  • Niêm mạc hầu, miệng, họng, khí quản bị xuất huyết, niêm mạc phủ màng fibrin
  • Nếu gà đang trong giai đoạn sinh sản, dịch hoàn và buồng trứng của gà bị xuất huyết từng vệt, từng đám

Hướng dẫn cách chữa gà bị rù hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa gà bị rù hiệu quả
Hướng dẫn cách chữa gà bị rù hiệu quả

Gà dưới 20 ngày tuổi, chưa được tiêm vắc xin

Với trường hợp gà mắc bệnh dưới 20 ngày tuổi và chưa được tiêm phòng vắc xin thì cách tốt nhất là anh em nên tiêu hủy gà.  Tiêu hủy gà bằng cách chôn xuống đất và rắc vôi bột khử trùng. Bởi bệnh gà bị rù hiện chưa có thuốc đặc trị. Với trường hợp gà còn đang trong giai đoạn úm, chưa được tiêm vắc xin, hệ miễn dịch rất kém. Chính bởi vậy, để hạn chế khả năng lây lan nhanh tiêu hủy là giải pháp tối ưu nhất.

Tiêm vắc xin phòng bệnh gà bị rù hiệu quả trong từng giai đoạn

  • Nếu gà dưới 20 ngày tuổi chưa tiếp xúc với nguồn bệnh thì anh em cần khử khuẩn chuồng trại. Bên cạnh đó, phải đưa gà chưa bị bệnh đến nơi an toàn. Cho gà sử dụng Lasota hoặc ND-IB nhỏ mắt, mũi, mồm cho gà. Sau 15 ngày thì bắt đầu tiêm mũi vắc xin Newcastle H1.
  • Nếu gà từ 20 – 30 ngày tuổi, cũng với cách như trên nhưng sau 10 ngày bắt đầu tiêm vắc xin cho gà.
  • Nếu gà trên 30 tuổi, anh em dùng 1 – 2 lần Lasota hoặc ND-IB. Sau 2 ngày phải tiêm vắc xin Newcastle H1.

Phác đồ điều trị bệnh gà rù

“Gà bị rù nên cho uống thuốc gì?” Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay sau đây với các pháp đồ điều trị sau. Anh em có thể lựa chọn cho gà sử dụng.

Cách 1: Sử dụng thuốc T. Colivit 20g kết hợp cùng Super Vitamin và thuốc cúm gia súc pha cùng 15 – 20 lít nước (cho 100kg gà). Dùng cho gà uống 3 – 5 ngày liên tục.

Cách 2: Sử dụng Anti – Gum 20g kết hợp cùng T. Avimycin và Doxyvit Thái (pha liều lượng như cách 1)

Nếu không có T. Colivit, anh em có thể thay bằng T. Flox.C hoặc T. Umgiaca hoặc T.I.C hoặc Flumex. 30…

Phòng bệnh gà rù như thế nào hiệu quả

Đầu tiên, anh em cần phải định kỳ vệ sinh, khử khuẩn sát trùng chuồng trại. Dụng cụ chăn nuôi cũng cần được vệ sinh, sát trùng. Nên rắc vôi bột dưới nền chuồng để hút ẩm, giảm khí độc, khử khuẩn ức chế mầm bệnh.

Tiếp theo, tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gà để đảm bảo gà được bảo vệ tốt. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vắc xin phòng bệnh gà rù dễ dàng sử dụng. Anh em có thể tiêm cho gà, cho gà uống, nhỏ mắt mũi với khả năng bảo vệ tốt. Tuy nhiên, nên chú ý đến thời gian tiêm cho gà. Nên được thực hiện sớm, từ 5 – 10 ngày tuổi để vắc xin phòng bệnh cho gà hiệu quả nhất.

Bổ sung chất khoáng, vitamin cho gà khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.

Lời kết

Bệnh gà rù là căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây tổn thất nặng nề đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn chăm nuôi. Gà bị rù nếu không được xử lý kịp thời sẽ lây lan với tốc độ chóng mặt, nhất là với mô hình nuôi trang trại, nuôi gà thương phẩm. Chính bởi vậy, tìm hiểu và nắm được bệnh để kịp thời xử lý là điều cần thiết. Nếu cần thêm thông tin gì về kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi gà thì anh em có thể truy cập vào mục cách nuôi gà đá của Thomohomnay Net.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *